Ắt hẳn trước giờ bạn đã từng nghe nói về đội quân tóc dài rồi chứ? Một đội quân làm rạng rỡ truyền thống yêu nước, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam. Một đội quân được trao tặng 8 chữ vàng "Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ diệt ngụy". 
Bạn có bao giờ tự hỏi, đội quân tóc dài ấy sau này đi về đâu không?

À, bạn có bao giờ nghe nói về đội lân nữ duy nhất của Việt Nam chưa? Họ - những con người tài năng ấy - đội quân tóc dài lừng lẫy một thời đấy, bạn ạ.


Tết Nguyên đán năm 1981, tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, một đội lân đặc biệt khiến bao nhiêu người ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện một đội múa lân toàn phụ nữ. Và càng ngạc nhiên hơn, khi người xem nhận ra những gương mặt quen thuộc trong “đội quân tóc dài” năm xưa. Hầu hết các thành viên của đội lân đều trong độ tuổi 45-77, đều là mẹ Việt Nam anh hùng, vợ liệt sĩ…

Đội quân tóc dài ngày xưa - Đội lân nữ ngày nay

Với mong muốn góp thêm niềm vui cho người dân địa phương trong các dịp lễ Tết, các bà các cô đã nung nấu ý tưởng thành lập đội lân nữ. Năm 1981, đội lân gồm 20 thành viên chính thức ra mắt. Trừ ông Út Trí và Ba Chất phụ trách chập chỏa, khiêng đạo cụ và đánh trống, còn lại đều là phụ nữ.

Người múa chính là bà Võ Thị Kiển, đồng thời cũng là đội trưởng đội lân. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẩn có thể múa cả giờ đồng hồ với cái đầu lân nặng hơn 6 kg hoặc mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nuôi vẫn tham gia cầm cờ khi tuổi đã gần 80. Ông Địa, khỉ do các cô Hồ Thị Bạch Đằng, Huỳnh Thị Khiêm... đảm nhiệm.

Với suy nghĩ “ đàn ông múa được thì phụ nữ cũng múa được”, các thành viên đội lân ngoài việc quan sát, tìm hiểu cách múa lân của các đội khác còn tự sáng tạo ra nội dung múa cho phù hợp với mỗi dịp lễ, Tết. Mặc dù là đội lân không chuyên, nhưng khi múa, động tác của các bà, các cô uyển chuyển, dẻo dai và thuần thục không khác đội lân nam. Trang phục chính của đội lân cũng rất độc đáo, sáng tạo. Đó là những bộ bà ba đen phối với khăn rằn quấn cổ và mũ tai bèo. Đạo cụ cũng do cả đội tự tìm chất liệu và chế tạo.

>>Xem thêm: Nhộn nhịp cùng múa Lân ngày Tết 2016

Đội quân tóc dài ngày xưa - Đội lân nữ ngày nay

Dù đa số thành viên tuổi đã cao, nhưng lòng nhiệt tình phục vụ văn hóa, văn nghệ, góp vui cho đồng bào trong dịp lễ Tết của đội lân nữ vẫn không hề suy giảm, các bà, các cô cho biết sẽ “múa” đến khi nào không còn múa được mới thôi.

Hiện nay, đội lân nữ Lương Hòa không chỉ biểu diễn ở xóm, ấp mà còn đi diễn các nơi khác trong tỉnh. Năm 1983, nhân chuyến thăm, kết nghĩa giữa xã Lương Hòa và làng Mocada (Cu Ba), đội lân được vinh dự biểu diễn cho Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Định và Chủ tịch Fidel Castro cùng phu nhân thưởng thức.

Đội quân tóc dài ngày xưa - Đội lân nữ ngày nay


Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam Vietbooks sau một thời gian tiến hành xác lập đã chính thức công nhận: Đội lân nữ duy nhất ở Việt Nam có đủ yếu tố để công bố kỷ lục Việt Nam.

Theo Việt Báo

* Bạn sắp khai trương 1 cửa hàng hay một doanh nghiệp?
* Bạn muốn có một tiết mục mở màn đầy tính sáng tạo, độc đáo?
* Bạn muốn thương hiệu của mình được người khác nhớ mãi?

Vậy thì "4 bí quyết mở màn độc đáo cho ngày khai trương"  là dành cho bạn!!!


Múa trống nước khai trương

Đặc điểm của tiết mục múa trống nước khai trương là áp dụng công nghệ hiện đại vào tiết mục múa. Trống nước sẽ được thiết kế với đèn LED để tạo ánh sáng mờ ảo cho tác phẩm ngoài ra còn có thể chạy ảnh logo của công ty để quảng bá cho thương hiệu và tạo sự bất ngờ, mới lạ cho quan khách tham dự. 

4 bí quyết mở màn độc đáo cho ngày khai trương
Múa trống nước


Tuy nhiên trống nước chỉ có thể diễn ra vào buổi tối vì ánh sáng ban ngày sẽ làm mờ hiệu ứng của đèn LED.


Múa quạt lụa khai trương

Thế mạnh của kiểu múa quạt lụa khai trương là giá thành tương đối rẻ. Múa lụa có thể kết hợp với trống. Đây là phương án cho bạn khi kinh phí có phần hạn chế nhưng vẫn có thể tạo màu sắc cho buổi lễ khai trương.

4 bí quyết mở màn độc đáo cho ngày khai trương
Múa quạt lụa

Nhưng điểm yếu của nó là chỉ mang yếu tố giải trí và mang đến bầu không khí cũng khá nhẹ nhàng. Và nếu kinh phí dư giả một chút, bạn có thể soạn sẵn một kịch bản và yêu cầu tiết mục múa mở màn lễ khai trương được dàn dựng và lên ý tưởng theo thông điệp mà bạn đưa ra. Cái gì cũng có giá của nó.Tuy chi phí có thể sẽ cao hơn một chút nhưng điều bạn nhận lại được là hình ảnh thương hiệu của ban sẽ bước lên tầng cao mới.

Múa trống hội khai trương 

Múa trống hội là tiết mục biểu diễn của các vũ công chuyên nghiệp. Đặc điểm của tiết mục này là vũ đoàn vừa có thể trống song cũng kết hợp với động tác múa chuyên nghiệp và có độ khó cao. Do đó tiết mục mở màn của bạn sẽ trở nên đặc sắc hơn. Bạn có thể chọn tiết mục này nếu muốn tạo không khí sôi động và đẩy lên cao trào cho chương trình mở màn lễ khai trương.

4 bí quyết mở màn độc đáo cho ngày khai trương
Múa trống hội

4 bí quyết mở màn độc đáo cho ngày khai trương
Múa trống hội

Tuy nhiên, nhược điểm của tiết mục này sẽ là cần một sự thống nhất cao độ. Chỉ một tiếng trống chệch choạc cũng có thể khiến cho màn mở màn của bạn trở nên tệ hại hơn. Vì vậy, một vũ đoàn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm như LSR là sự lựa chọn tối ưu cho bạn.  

Múa cờ khai trương

Đây là tiết mục mang yếu tố quảng bá thương hiệu vô cùng đặc sắc. Cờ ở đây bạn có thể thiết kế theo mong muốn của quý công ty. Số lượng vũ công múa cờ mở màn lễ khai trương cho tiết mục này càng nhiều thì tiết mục càng hoành tráng, tuy nhiên phải phù hợp với quy mô của vị trí tổ chức nhé. Ngoài ra, tiết mục này sẽ có một dàn trống phía trước, trống được các vũ công đánh theo nhịp kết hợp với múa cờ.

4 bí quyết mở màn độc đáo cho ngày khai trương
Múa cờ


Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm những màn mở màn ấn tượng như trên, Dịch vụ cung cấp đội Lân Sư Rồng miền Nam - LSR chúng tôi sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. 


Có bao giờ bạn nghĩ những con Lân đang biểu diễn gì không? Có bài bản hay chỉ là múa máy, "lăn lê bò trườn" cho có nhầm "lấy" tiền gia chủ mà thôi? Đối với những nhóm múa tự phát hay biểu diễn chỉ muốn "kiếm tiền ăn tết" thì có thể lắm chứ vì mấy ai hiểu được những bài diễn ấy. Còn riêng đối với những đội múa Lân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên hoặc có tình yêu đặc biệt với bộ môn này, cái mà họ biểu diễn là cả một kiệt tác nghệ thuật.

Với bài viết "Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng (P2)", tôi hy vọng các bạn khán giả có thể có một cái nhìn nghệ thuật hơn đối với nét đẹp văn hóa này.


Song Sư Hí Hầu

Khác với con Lân đem lại may mắn thì con sư tử là rất hung dữ, truyền thuyết kể lại rằng thời xa xưa có một con thú dữ đến ngôi làng ăn thịt phá hoại mùa màng, cuộc sống dân làng vô cùng khó khăn. Lúc bấy giờ, có một tráng sĩ tên là Võ Tòng đã đi tìm và thu phục con thú dữ đó. Vào hàng năm, Võ Tòng dắt con thú dữ đó đến dân làng và đem cho dân làng sự bình an, hạnh phúc và ấm no.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng (P2)
Múa sư tử

Đến thời nay người ta thường sử dụng 2 con sư tử (song sư) để trưng bày trước các toà nhà, ngân hàng,…với mục đích xua đuổi tà ma và mang lại sự bình yên. 
Sư có thể cùng khách hàng chụp hình lưu niệm vào lúc nhả liễn, cắt băng, xúc cát,...
Các ngân hàng thường rất hay sử dụng tiết mục Song Sư Hí Hầu này.

Thiên Long Giáng Trần

Hình ảnh rồng biểu thị cho loài vật huyền thoại có sức mạnh phi trường và may mắn thiêng liêng. Chính vì thế tiết mục múa Rồng cũng không thể thiếu trong bộ môn lân sư (tử) rồng. Rồng có 09 người phối hợp múa trên nền trống hoặc nền nhạc, minh họa ca sĩ và nhóm múa. Rồng có rất nhiều màu sắc như đỏ, xanh, vàng, bạc …..với mỗi ý nghĩa khác nhau: 
  • Rồng màu đỏ = đem lại sức mạnh cho sự may mắn.
  • Rồng màu vàng & bạc = đem lại sức mạnh cho sự lợi lộc vàng bạc sung túc, kim ngọc mãn đường
  • Rồng xanh trời = đem lại sức mạnh cho sự hoà bình, thanh bình.
  • Múa rồng dạ quang yêu cầu diễn trong một vị trí tối và sử dụng đèn dạ quang để làm nổi con rồng lên. Tiết mục dạ quang sẽ không thấy diễn viên mà chỉ là 1 con rồng bay lượn hoành tráng.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng (P2)
Múa rồng dạ quang

Tiết mục Thiên Long Giáng Trần phù hợp cho các chương trình khai mạc, hội nghị, khánh thành, các bữa tiệc ở sân khấu mini, khách sạn, nhà hàng….

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng (P2)
Thiên long giáng trần

Rồng có thể cùng khách hàng chụp hình lưu niệm vào lúc cắt băng, xúc cát, và trưng bày trước cổng chào…

Lân Du Hành (Xông Đất)

Vào các nhà máy, công ty, xí nghiệp,…khánh thành hoặc mới xây dựng thường thì chưa có các tà ma hay chuyện không lành. Và tiết mục lân du hành thường là lân sẽ múa đi khắp mọi nơi trong nhà máy, công ty,hãng xưởng,... hoặc dắt các khách hàng tham quan công ty.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng (P2)
Lân xông đất
Ý nghĩa là Lân đem may mắn, trống thùng thùng như pháo nổ  âm thanh hùng hồn có thể xua đuổi tà ma, tiếng xèng xèng như rải đồng tiền. Tiết mục này nhằm mục đích xua đuổi những điều không lành và thay vào đó sự may mắn về khắp mọi nơi, tiền bạc phủ đầy nhà, pháo nổ giòn tan như dẹp đi một năm cũ và đón chào một năm mới.

Tiết mục lân xông đất có thể diễn tất cả mọi nơi phù hợp cho những chương trình khánh thành, khai trương, động thổ……

Lân Mở Dưa Hấu

Chủ nhà hay giám đốc công ty, doanh nghiệp,… sẽ chuẩn bị sẵn một trái dưa hấu vừa to vừa tròn. Con Lân sẽ múa với toàn bộ tấm lòng của mình và diễn như chẳng biết trái dưa là gì. Con Lân tìm đủ mọi cách để ăn trái dưa hấu và đem về trao cho gia chủ.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng (P2)
Lân mở dưa hấu
Màu đỏ của dưa hấu tượng trưng cho lộc đỏ, trái dưa hấu tượng trưng cho Tết và chính vì thế tiết mục Lân mở dưa hấu này đem lại cho gia đình, công ty, doanh nghiệp,... sự sung túc, an vui và may mắn cả năm.

>> Xem thêm: Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục Lân sư Rồng (P1)
Có bao giờ bạn nghĩ những con Lân đang biểu diễn gì không? Có bài bản hay chỉ là múa máy, "lăn lê bò trườn" cho có nhầm "lấy" tiền gia chủ mà thôi? Đối với những nhóm múa tự phát hay biểu diễn chỉ muốn "kiếm tiền ăn tết" thì có thể lắm chứ vì mấy ai hiểu được những bài diễn ấy. Còn riêng đối với những đội múa Lân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên hoặc có tình yêu đặc biệt với bộ môn này, cái mà họ biểu diễn là cả một kiệt tác nghệ thuật.

Với bài viết "Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng", tôi hy vọng các bạn khán giả có thể có một cái nhìn nghệ thuật hơn đối với nét đẹp văn hóa này.


Múa Lân - Sư - Rồng là một nghệ thuật, vừa có tính khoa học vừa có sự sáng tạo. Tính khoa học thể hiện ở chỗ, mỗi bài biểu diễn đều được thiết kế rành mạch rõ ràng, mang một ý nghĩa nhất định. Cạnh đó, tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân - Sư - Rồng có thể sáng tạo ra cách biểu diễn cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau. Nên có rất nhiều tiết mục biểu diễn phát sinh ra từ đây:

Trống hội khai mạc:

Trống là 1 loại hình nhạc cụ không thể thiếu của múa lân sư (tử) rồng, thường được dùng chung với cồng, chiêng. Âm thanh trống phát ra tiếng tùng tùng, xèng xèng rất vui tai.

Những ngày tết hay dịp khai trương, khánh thành, động thổ thì người ta thường đốt pháo. Nhưng do nhiều lí do mà đốt pháo không được phép ở nước ta. Và từ đó tiết mục trống hội đã không thể thiếu cho các dịp khai trương Tiếng tùng tùng tượng trưng cho tiếng pháo nổ, xèng xèng như tiếng đồng tiền rơi điều là những âm thanh báo tin tốt lành. Chính vì thế người ta thường chọn trống hội để bắt đầu một nghi lễ hoặc khai mạc chương trình.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng
Trống hội
Ý nghĩa các tiết mục :
  • 08 trống = Bát: tượng trưng phát tài
  • 09 trống = Cửu:  tượng trưng cho sự vĩnh cửu.
  • 13 trống = Thập Tam: Thập Tam Thái Bảo tượng trưng 13 viên kiện tướng thân tín của Tấn vương Lý Khắc Dụng
  • 18 trống = Thập Bát: Thập Bát La Hán tượng trưng 18 vị La Hán
Trống hội khai mạc phù hợp cho các chương trình khai mạc, hội nghị, khánh thành, các bữa tiệc ở sân khấu mini, khách sạn, nhà hàng….

Lân và Địa

Ngày xưa, vào ngày Tết hàng năm, các làng chài ven biển Trung Quốc thường bị một loài thủy quái hung dữ đến từ đai dương (gọi là Nien, đọc là "niên" - đồng âm với "năm"- tiếng Hoa). Loài vật hung hãn ấy phá hoại nhà cửa, giết chết cả người lẫn súc vật, khiến dân làng rất hoảng sợ. Vì thế, thay vì được hưởng không khí vui xuân, hưởng lộc tại nhà, mọi người phải kéo nhau lên núi lánh nạn thủy quái.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng
Lân và Thổ Địa

Lời cầu cứu vang khắp đất trời, Ngọc Hoàng phái Đức Phật Di Lặc hoá thân thành ông Địa xuống trần gian để cứu giúp chúng sinh khốn khổ. Để thu phục nó, ông Địa dụ con Nien ăn một loại cỏ tiên gọi là Linh chi thảo khiến nó từ một con vật hung tợn, chuyên ăn thịt người, động vật trở thành một loài thú hiền lành thích ăn thực vật. Sau đó, ông Địa đưa con Nien về trời. Hàng năm, vào những ngày Tết, ông Địa và con Nien (Lân) trở lại trần gian, cùng đi chúc Tết mọi nhà "Hạnh phúc tràn đầy, Tài lộc dồi dào" trong tiếng trống xập xình, náo nhiệt.

Lân Lên Cây Hái Lộc

Lân lên cây hái lộc là tiết mục lân phải vượt mọi khó khăn, cách trở, leo lên một cây tre vừa cao vừa dài để hái lộc. Một bó cải xanh với ý nghĩa là sinh tài và được gọi là lộc trời ban. Con lân sẽ đem bó lộc đó xuống cho gia chủ… để mang lại cho sự may mắn gọi là "lộc trời ban" tốt đẹp trong công việc. Tre có nhiều kích thước, thường là 6 mét, 8 mét, 9 mét.

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng
Lân hái lộc

Lên Mai Hoa Thung

Lân lên Mai Hoa Thung là tiết mục đặc sắc và công phu nhất trong múa Lân -Sư -Rồng. Hai diễn viên cần sự kết hợp hoàn hảo của các yếu tố: độ chính xác, sức mạnh và tình cảm của người múa. Các kỹ năng biểu diễn phải đòi hỏi người múa phải có một niềm say mê và sự khổ luyện. Đôi khi để gây ấn tượng cho khán giả, người nghệ sĩ cũng phải đối mặt với không ít những động tác rủi ro và đầy nguy hiểm. Vì tiết mục mang tính chất kỹ thuật cao hoành tráng, nhân lực và vận chuyển nhiều nên chi phí cho tiết mục sẽ rất cao.

Ý nghĩa tiết mục Lân lên Mai Hoa Thung:
Con Lân bậc nhảy trên các thanh sắt cao để hái lộc (cải xanh hoặc quýt) rồi đem về trao lại cho gia chủ, khách hàng. Trong đó:
  • Cải xanh: sanh tài với ý nghĩa hoa
  • Quýt:  kim với ý nghĩa hoa

Có lẽ bạn nên biết - Ý nghĩa các tiết mục biểu diễn lân sư rồng
Lân lên Mai Hoa Thung

Trong cuộc sống trập trùng sóng gió, múa Lân có thể đem lại tài lộc, thành công và may mắn trong công việc của bạn.

Tiết mục Lân lên Mai Hoa Thung phù hợp cho các chưong trình khai mạc, khánh thành, hội nghị, các sảnh tiệc khách sạn, sân khấu lớn, nhà hàng,...

Xuân về nếu chỉ có mai vàng, hoa Tết, bánh mứt … mà không có tiếng trống tùng xèng và hình ảnh chú Lân thì sẽ thiếu đi cái không khí rộn ràng, vui tươi của ngày Tết. Múa Lân là một phần trong nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu mọi việc may mắn, suôn sẻ đem đến sự thịnh vượng, bình an cho mọi người.

Hôm nay, Dịch vụ cho thuê lân Sư Rồng miền Nam LSR sẽ mang xuân về cho các bạn với bài viết "Nhộn nhịp cùng múa Lân ngày Tết 2016". Mời các bạn thưởng thức. 


Múa Lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí náo nức, tưng bừng trong ngày lễ hội Tết. Múa Lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: may mắn, tốt lành, thịnh vượng và thái bình.

Nhộn nhịp múa Lân ngày Tết 2016 - Cho thuê Lân Sư Rồng miền Nam LSR
Nhộn nhịp cùng múa Lân ngày Tết 2016

Từ xa xưa lân thường được đặt tại nơi tôn nghiêm ở các đền đài, lăng tẩm… Do vậy, đầu lân và các điệu múa đều thể hiện sức mạnh, sự oai phong lẫm liệt. Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là đỏ, trắng và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt đỏ, râu đen (Quan Vân Trường), Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).

Nhộn nhịp múa Lân ngày Tết 2016 - Cho thuê Lân Sư Rồng miền Nam LSR
3 sắc màu Lân tượng trưng "Đào viên kết nghĩa"

Ông Địa bụng phệ, tay cầm quạt to, miệng cười toang hoác, biểu hiện cho sự lạc quan, tích cực và vui vẻ. Ông địa điều khiển con Lân, bảo gì Lân làm nấy. Dù con Lân có nghịch phá đến đâu, bướng bỉnh thế nào nhưng kết cục bao giờ cũng răm rắp nghe theo lời của ông Địa.


Nhộn nhịp múa Lân ngày Tết 2016 - Cho thuê Lân Sư Rồng miền Nam LSR
Lân và Địa

Múa lân để chúc mừng năm mới, thì có các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang, mừng thịnh vượng như Lân hái cỏ linh chiLân ăn dưa hấuLân xông đấtLân ngậm cá chép vàng… Trước đây, Lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay Lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục và nguy hiểm, người xem được mở mang tầm mắt. 

Nhộn nhịp múa Lân ngày Tết 2016 - Cho thuê Lân Sư Rồng miền Nam LSR
Múa Lân ngày Tết

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm một đội Lân chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, có thể mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình, công việc làm ăn, Dịch vụ cung cấp đội Lân Sư Rồng miền Nam - LSR chúng tôi sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. 

***Tại sao bạn nên chọn LSR?

  • Uy tín, chuyên nghiệp, 
  • Bạn được tư vấn cách chọn bài, chọn lân, sư, rồng và cách biểu diễn phù hợp với qui mô và ý nghĩa của chương trình.
  • Nhiều chương trình ưu đãi
  • Giá cả hợp lý
  • Luôn đảm bảo về mặt nhân sự, dụng cụ,...để đảm bảo  cho chương trình của bạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, thành công.
  • Nhân viên làm việc trách nhiệm, nhiệt tình

Trong khi nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang mấp mé bên bờ vực thẳm và đang được chăm chút từng tí để vực dậy thì bộ môn múa Lân Sư Rồng lại phát triển mạnh mẽ một cách tự nhiên. Đây là một loại hình văn hóa hòa quyện giữa truyền thống và tâm linh, thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết hay những ngày Hội lớn.


Vậy nghệ thuật múa Lân Sư Rồng có nét đẹp gì mà lại phát triển đến thế?


Vào những ngày giáp Tết, khi nghe tiếng trống thùng thình thì chắc chắn hầu hết trong chúng ta đều nghĩ ngay đến hình ảnh của những chú lân, sư, rồng nhiều màu sắc, múa lượn một cách uy dũng. Theo quan niệm của người Á Đông, ba con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt và hạnh phúc. Biểu diễn Lân Sư Rồng biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, an khang trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán, Tết Trung thu. Loại hình nghệ thuật này không chỉ phát triển rộng khắp ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á. Ngày nay, múa Lân – Sư – Rồng không chỉ là một môn nghệ thuật biểu diễn mà còn được công nhận là môn thể thao chính thức trong một số kì đại hội thể thao châu Á.

Múa Lân – Sư – Rồng mà không có tiếng trống, tiếng thanh la, chập chõa thì toàn cảnh không khác hơn bức tranh. Trống đánh trong các cuộc múa Lân - Sư - Rồng gọi là Thất Tinh Cổ. Nhiều người đã nói vui rằng, ở đâu vang lên tiếng trống Thất Tinh, ở đó có bầu không khí rộn ràng của cuộc múa Lân - Sư - Rồng. Ở đâu có múa Lân - Sư - Rồng, ở đó có cả một trời Xuân.


Nét đẹp trong nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng
Thất tinh Cổ

Múa Lân 

Lân có gồm hai loại có sừng và không sừng. Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu. Để điệu múa lân đẹp, hấp dẫn, người múa thể hiện nhiều động tác tổng hợp rất uyển chuyển, linh hoạt, và phải biểu lộ được mười cung bậc tình cảm: hỉ, nộ, ái, ố, động, tịnh, kinh, nghi, thị hòa quyện trong tiếng trống giục giã, sôi động. Đỉnh cao của nghệ thuật múa lân là động tác “Lên Mai Hoa Thung, tượng trưng cho cuộc đời của con người vượt qua khó khăn để đạt điều tốt đẹp. Đây cũng là điệu múa khó nhất vì lân phải nhảy, nhào lộn trên dàn Mai Hoa Thung với 24 cọc sắt cao từ 1,2 m đến 3 m, chiều dài không quá 15 m, và thời gian biểu diễn trong vòng 15 phút. Để làm được những điều này, ngay từ nhỏ, các thành viên của đoàn lân đã phải chuyên tâm khổ luyện võ thuật.

Những võ sĩ có võ công cao cường thì mới thể hiện được hình tượng con lân sống động, mạnh mẽ và hấp dẫn. Các động tác càng khó, tiết mục càng thu hút người xem. Đó là chưa kể đến những hiểm nguy trong nghề nghiệp. Do vậy, môn Lân - Sư - Rồng chỉ dành cho những ai thật sự say mê và có sức chịu đựng, kiên trì.

Tại sao múa Lân luôn có ông Địa

Nét đẹp trong nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng
Múa Lân

Múa Sư 

Ðể tăng thêm phần khí thế, thì múa Lân - Sư - Rồng phải có những màn biểu diễn võ thuật. Phần này thường được biểu diễn ở thể loại múa sư. Sư khác với Lân ở chỗ là phải chế tạo cả con. Người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. 

Nét đẹp trong nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng
Múa Sư Tử

Múa Rồng

Trong khi đó, múa Rồng là một nét văn hóa dân gian, xuất hiện sau múa Lân và múa Sư. Nếu như múa Lân hoặc Sư chỉ cần 2 người, thì múa Rồng đòi hỏi phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại phô diễn thần oai.

Nét đẹp trong nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng
Múa Rồng
Ngày nay mỗi khi Xuân đến gần thì có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức nhưng múa Lân – Sư - Rồng vẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Bởi nó mang trong mình vẻ đẹp của nét văn hoá truyền thống cũng như phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp, lứa tuổi. Dù thời gian qua, nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ văn hoá của người dân có nhiều thay đổi nhưng loại hình văn hóa Lân – Sư – Rồng vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn và giá trị của vốn có của nó từ bao đời qua.


 Theo VTV Cần Thơ

>>Xem thêm: Sự tích múa Lân (P1)
Trống là vật dụng không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Trống thường được sử dụng để biểu diễn mở màn trước khi bắt đầu một sự kiện, chương trình hoặc lễ hội nhằm tạo ra không khí sôi động, máu lửa, đốt cháy bầu không khí và thu hút ánh nhìn của khán giả. 

Hiện nay, nghệ thuật biểu diễn với trống đã được nâng lên một tầm cao mới khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn của trống, ánh sáng đèn laser, nước và người nghệ sĩ múa trống. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một môn nghệ thuật mới - Múa trống nước - Nét đẹp diệu kỳ.


Múa trống nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và rất mới lạ. Mỗi khi người nghệ sĩ đánh lên mặt trống, cùng với âm thanh vang xa là hàng nghìn tia nước bắn lên tung tóe. Nước - theo triết học Hy Lạp cổ đại mang ý nghĩa là khởi nguồn, căn nguyên của sự sống. Những tia nước bắn lên cao thể hiện sự sinh sôi, phát triển, mang lại nhiều điềm lành và sự may mắn. Không chỉ vậy, ánh sáng huyền ảo của đèn laser bên trong lòng trống có thể thay đổi các màu sắc khác nhau làm cho tia nước bắn lên như nhuộm đủ sắc màu rực rỡ. 

Múa trống nước - Nét đẹp huyền ảo

Múa trống nước là màn biểu diễn đầy cảm hứng mang tính nghệ thuật được kết hợp đầy đủ năng lượng này với trống - cho sự bắt đầu, ánh sáng - tượng trưng cho sức khỏe, nước - là sự cần thiết trong cuộc sống, với sự kết hợp độc đáo này sẽ mang lại bầu không khí sôi động, mãn nhãn đến mức cao nhất.

Múa trống nước - Nét đẹp huyền ảo

Màn múa trống nước thường hay được biểu diễn tại các chương trình khai trương, vì ý nghĩa của “múa trống nước” sẽ khiến công việc kinh doanh được hiệu quả, thành công và cũng là khởi sắc cho sự tốt đẹp. Nhờ nét đẹp của mình, mà múa trống nước còn là sự lựa chọn hàng đầu cho các chương trình sự kiện, tại các buổi biểu diễn nghệ thuật khác.

Múa trống nước - Nét đẹp huyền ảo
Trống nước - Vẻ đẹp huyền ảo

Tùy vào tính chất, quy mô chương trình mà Dịch vụ cung cấp Lân Sư Rồng miền Nam - LSR chúng tôi sẽ biên đạo tiết mục múa phù hợp nhất, độc đáo nhất, mới lạ nhất, Đây hứa hẹn sẽ là tiết mục quan trọng đóng góp vào sự thành công trong sự kiện của quý công ty.

Hy vọng trong thời gian tới, Dịch vụ cho thuê Lân Sư Rồng miền Nam - LSR chúng tôi sẽ là bạn đồng hành của bạn trong các sự kiện.

>>Xem thêm: Nét đẹp trong nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng