Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị

Bạn đã từng xem múa Lân, múa Sư hay múa Rồng chưa? Bạn có biết múa Lân đến Việt Nam khi nào? Bạn có biết màu sắc của câu của nói lên đẳng cấp của Lân? Còn nhiều điều thú vị khác về Lân nữa...

Cùng khám phá những điều hấp dẫn trên với "Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị" nhé.


1. Lân đến Việt Nam tự bao giờ

Không biết Lân du nhập vào Việt Nam từ năm nào, chỉ biết Lân theo chân các võ sư của người Quảng Đông và xuất hiện ở khu vực Chợ Lớn vào thập niên 1920 do các tổ sư của các môn phái: Thái Lý Phật, Bạch Mi, … du nhập.

Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị
Múa Lân


2. Xuất xứ Lân Sư Rồng

 Trước đây, các bộ môn Lân Sư Rồng đều biểu hiện riêng của mỗi sắc tộc. Lân là của người Quảng Đông, Sư Tử đại diện cho người Triều Châu và Rồng của người Phước Kiến, mỗi nơi đều có sắc thái riêng, luôn gìn giữ và phát huy ưu thế của mình, chứ không hội nhập như ngày nay, ai cũng cũng có thể đảm nhận nhiều “chức năng” cùng một lúc

Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị
Múa lân sư rồng kết hợp

3. Lân Sư Rồng và tích "Đào viên kết nghĩa" 

Lân được chia theo nhiều cấp bậc, được thể hiện qua các màu sắc: Trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt đỏ, râu đen (Quan Vân Trường), Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị) và Lân mặt đen, râu đen (Trương Phi)

Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị
Ba sắc thái Lân

4. Đâu là đẳng cấp một con Lân? 

Đẳng cấp của mỗi con Lân được thể hiện qua màu của bộ râu. Màu trắng là lâu đời, phải có tuổi đời hơn 30 năm hoạt động, sau đó là màu đỏ, màu đen tùy theo sự ra đời từ 20 năm hoặc 10 năm...

5. Màu sắc của Lân và ý nghĩa tốt lành 

Lân râu vàng và râu bạch kim đến múa, tượng trưng cho vàng và bạc, cầu mong gia chủ giàu sang. Lân múa trước bàn thờ Thần Tài, hàm ý cầu mong cho gia chủ làm ăn phát tài, phát đạt

6. Ý nghĩa của số lượng Lân biểu diễn 

Lân đi biểu diễn cũng đủ trò, hai lân cùng múa gọi là song hỷ, bốn lân là tứ hỷ, năm lân tượng trưng cho ngũ hành, bảy lân là bảy sắc cầu vồng, còn chín lân là biểu tượng của sự thiêng liêng và tốt đẹp.

Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị
Song hỷ

7. Lân toàn tập 

Một con lân múa đủ bộ gồm có: Lân xuất động, Lân hái lộc, Lân nhả lộc và bước sau cùng là Lân lên Mai hoa thung. Đây là môn cuối cùng đòi hỏi kỹ thuật cao cấp chỉ dành cho các tay lân có đẳng cấp cỡ “râu bạc” trở lên mới có thể trình diễn các tuyệt kỷ của mình, như ngầm thể hiện ý của gia chủ có nhiều tham vọng trên con đường phát triển sự nghiệp.

Múa Lân Sư Rồng và những sự thật thú vị
Lân hái lộc
Sưu tầm

* Hy vọng bạn hài lòng với bài viết này.

* Và sau đây là ít phút tự giới thiệu: Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm những đội Lân chuyên nghiệp, Dịch vụ cung cấp đội Lân Sư Rồng miền Nam - LSR chúng tôi sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. 


>> Vui lòng xem thêm: Dịch vụ cung cấp nhóm múa Lân Sư Rồng TP. HCM - LSR để biết thêm thông tin chi tiết


0 nhận xét:

Đăng nhận xét